Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Cách phòng bệnh tay - chân - miệng cho trẻ vào mùa hè

Bệnh Tay- chân- miệng là bệnh truyền nhiễm do siêu vi rút đường ruột gây ra , bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây thành dịch nếu không có biện pháp phòng bệnh kịp thời.

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước có khoảng 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 62/63 địa phương, 2 trường hợp tử vong. Dịch bệnh tay- chân - miệng đang có những diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước

Hình ảnh: Cách phòng bệnh tay - chân - miệng cho trẻ vào mùa hè số 1Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày giúp phòng chống bệnh tay- chân- miệng hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Các bé dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, trong đó trường hợp mắc nhiều nhất là các bé dưới 3 tuổi. Bệnh này thường gặp nhất ở các bé dưới 3 tuổi và dễ lây khi các bé chơi đùa với nhau

Tay- chân – miệng là bệnh rất dễ lây từ bé này sang bé khác từ các chất tiết mũi, miệng, nước bọt… khi bé ho, hắt hơi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua khi tiếp xúc với phân của bé mắc bệnh hay những nơi kém vệ sinh cũng ẩn chứa vi rút và nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng.

Triệu chứng của bệnh

Biểu hiện đầu tiên khi mắc bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (khoảng 38 đến 38,5 độ C) kèm theo đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Lúc này người nhà rất dễ nhầm bệnh chân tay miệng với các bệnh cảm cúm thông thường.

Ở  giai đoạn phát bệnh, các mụn nước bắt đầu nổi nhiều ở xung quanh miệng, bên trong má, có kích thước từ 2-3mm ở niêm mạc miệng, thường là trong má lợi, mặt bên của lưỡi, lòng bàn tay, lòng bàn chân hay thậm chí ở phần mông các bé sẽ mọc lên các mụn nước. Các mụn nước này không gây đau rát cho bé, chúng sẽ tự xẹp trong 7 – 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị.

Biến chứng của bệnh

Bênh Tay-chân- miệng nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Do chưa có thuốc đặc trị và dễ lây lan thành dịch nên đây cũng là một bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ. Khi đã xác định con mắc bệnh, mẹ cần quan sát xem con có các dấu hiệu của biến chứng như co giật, sốt cao, hôn mê, mạch đập nhanh, chảy nhiều nước bọt hồng… để đưa con đi cấp cứu ngay. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, diễn biến nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ, đặc biệt là biến chứng viêm màng não.

Điều trị bệnh

Khi phát hiện bé bị mắc bệnh tay – chân  – miệng, hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc các trung tâm điều trị da liễu là điều cần thiết. Mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị cho bé để phòng tránh điều trị không đúng cách, gây nên biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, bệnh chân tay miệng vẫn chưa có thuốc chữa trị. Chúng ta có thể chữa trị bệnh tại nhà bằng các phương pháp chườm mát hạ sốt, bù nước và chất điện giải cũng như bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Lưu ý khi vệ sinh thân thể cho bé mắc bệnh tay chân miệng, cần cẩn thận để không làm vỡ các bóng nước gây nhiễm trùng da. Mẹ có thể nhờ bác sĩ kê thuốc bôi sát khuẩn phù hợp cho bé để xoa dịu cảm giác đau đớn và tránh viêm nhiễm.

Phòng bệnh cho trẻ

Các chuyên gia khuyến cáo, một trong những biện pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả phòng chống bệnh tay chân miệng là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ nhỏ).

Đảm bảo không khí xung quanh bé luôn sạch sẽ, không có virus gây bệnh chân tay miệng bằng cách lọc không khí trong chính ngôi nhà của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng máy lọc không khí để không khí luôn trong lành, tiêu diệt virus gây bệnh.

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, sàn nhà…

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, vật dụng ăn uống.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến, Hangxachtaybaby sẽ sớm trả lời bạn. Xin chân thành cảm ơn