Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Mách các mẹ cách trị hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Những cách đưa ra dưới đây chắc chắn sẽ giúp cha mẹ phòng bệnh hăm tã cho trẻ hiệu quả.

Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ

Da bé bị ẩm ướt: Các bậc cha mẹ luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hút ẩm của những chiếc bỉm khi dùng cho bé như những quảng cáo về nó, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã ở bé. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.

Hình ảnh: Mách các mẹ cách trị hăm tã hiệu quả cho trẻ sơ sinh số 1

Phản ứng với hóa chất: Chứng hăm tã ở bé có thể là kết quả của việc da bé bị chà xát vào bề mặt của tã; đặc biệt, loại tã này được sản xuất kèm những loại hóa chất nhạy cảm với da của bé. Do đó, nếu có điều kiện, cha mẹ nên sử dụng tã vải cho bé là tốt nhất.

Đồ ăn lạ: Nhiều bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bị hăm khi bước vào quá trình ăn dặm, nhất là sau khoảng thời gian bé thử một món ăn mới. Thức ăn mới có khả năng làm thay đổi tần suất, thành phần nước tiểu hoặc phân của bé.

Lạm dụng phấn rôm: Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Tưa lưỡi cũng là một trong những hình thức nhiễm khuẩn đường miệng ở bé. Một số bé xuất hiện chứng tưa lưỡi cùng lúc với dấu hiệu bị hăm tã.

Biểu hiện hăm tã ở trẻ

Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới… Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch sau đó bong vảy. Bệnh hăm tã còn có các biểu hiện khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan tỏa, giảm sắc tố, vết trợt… và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Một vài cách cơ bản để chữa trị hăm tã cho trẻ tại nhà

- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả ngày lẫn đêm.

- Cha mẹ nên cẩn thận khi dùng phấn rôm, thoa vào vùng da phía mông hoặc những nếp gấp quanh mông cho bé. Hiện nay, vấn đề sử dụng phấn rôm cho bé đang còn chưa được sáng tỏ.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cha mẹ không nên dùng phấn rôm thoa vào vùng kín của bé (nhất là bé gái) vì thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột hoạt thạch.

- Bạn không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút tốt, an toàn, mềm mại.

- Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt: sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh - yếu tố góp phần làm tăng chứng hăm tã ở bé.

- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.   

- Tã lót của bé nên bằng vải sợi cotton và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ (xà phòng thơm, dầu gội đầu, sữa tắm), phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

- Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

- Cố gắng để bé được "nuy" mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.

Mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến, Hangxachtaybaby sẽ sớm trả lời bạn. Xin chân thành cảm ơn